Xóa bỏ ranh giới cạnh tranh, các tài xế thời công nghệ xem nhau như “gia đình”

Chia sẻ nhau từ cả… cách mặc áo

Từng làm trong công ty may mặc, phải chịu áp lực cạnh tranh sản phẩm từ đồng nghiệp cũ, chị Trần Thị Phương Thảo (Quận Tân Phú, TP.HCM) quyết định chuyển sang làm đối tác tài xế GrabBike. Sự chủ động về thời gian và cơ hội gặp gỡ nhiều người khiến chị cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, nhưng nghề gì cũng có cái khó. “Mới đầu mình chỉ nghĩ cứ đăng ký rồi chạy thôi, nhưng không phải. Nhờ đồng nghiệp giới thiệu, mình mới tham gia vào đội Hướng Dương. Mọi thứ đều được anh chị em chia sẻ với nhau, kể cả những mẹo nhỏ như cách mặc áo đồng phục… khiến mọi công việc suôn sẻ hơn rất nhiều“, chị cho biết.

Trong đội lại chia ra làm các nhóm. Chị Thảo thuộc nhóm… “Bô lão” vì nay đã bước sang tuổi ngũ tuần. Tuy bề ngoài hay cười, tỏ vẻ lạc quan, nhưng cuộc sống đi – về một mình giữa Sài Gòn tấp nập, nhiều lúc vẫn khiến chị chạnh lòng. Mọi thứ thay đổi khi đội Hướng Dương trở thành “mái nhà” thứ hai của chị, với những “anh”, “chị”, “em” hết lòng giúp đỡ nhau, kể cả trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Với anh Trịnh Đức Hiệp (Quận Tân Bình, TP.HCM), vào TP.HCM chưa đầy 1 năm nhưng trước đó anh đã có 1 năm chạy GrabBike ở Hà Nội và nhiều năm làm shipper. Anh thường chia sẻ kinh nghiệm lái xe của mình với nhiều đồng nghiệp. “Mình hay giúp các anh em xe bị hết xăng hay gặp tai nạn giữa đường chỉ với suy nghĩ mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình. Mình may mắn chưa gặp sự cố nào nhưng từ những chia sẻ thân tình của anh em trong các buổi họp, mình ít nhiều có thêm kinh nghiệm, biết phòng tránh cũng như xử lý sự cố trên đường“, anh Hiệp chia sẻ.

Đúng nghĩa gia đình: Tài xế kết nghĩa anh em, kết duyên vợ chồng

Vượt ra ngoài phạm vi công việc, các tài xế còn hỗ trợ nhau vượt qua hoạn nạn trong cuộc sống. Anh Hiệp vẫn còn nhớ như in, ngay trong dịp Tết vừa qua, anh phải phẫu thuật vì bệnh tim, với chi phí lên tới 200 triệu đồng. Vốn chẳng khá giả gì, gia đình anh phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn đủ chi phí điều trị.

Bấy giờ nghe tin, các thành viên trong đội đã lập tức quyên góp, kêu gọi cộng đồng tài xế Grab giúp mình. Không chỉ ủng hộ chi phí, 4 đồng nghiệp còn hiến máu cho mình phẫu thuật. Ơn ấy nói không biết làm sao cho hết. Cũng vì vậy nên mình luôn quyết làm một thành viên tích cực nhất của đội, sẵn sàng giúp đỡ lúc anh em cần!“, anh Hiệp tâm sự.

Xóa bỏ ranh giới cạnh tranh, các tài xế thời công nghệ xem nhau như “gia đình” - Ảnh 1.

Nhiều đối tác tài xế Grab trở thành “đôi bạn cùng tiến” ở lớp học Anh văn giao tiếp

Không chỉ có mặt kịp thời cùng đồng đội trong lúc khó khăn, sau mỗi giờ làm việc, các lớp học kỹ năng, câu lạc bộ thể thao hay cuộc thi tài năng được Grab tổ chức dành riêng cho đối tác tài xế cũng có công lớn góp phần vun đắp tình cảm giữa các anh em. Anh Nguyễn Trọng Hữu, đối tác tài xế GrabBike hào hứng chia sẻ: “Mình thấy lớp kỹ năng tự vệ rất bổ ích. Thứ nhất là giúp mình có thể tự vệ, thứ hai là rèn luyện sức khỏe và đặc biệt là mình được giao lưu, họp mặt vui vẻ với nhiều anh chị em khác. Bình thường gặp nhau trên đường chào nhau vội vã rồi lo chạy xe, mấy khi có cơ hội tập trung đông anh em vầy mình quý lắm“.

Xóa bỏ ranh giới cạnh tranh, các tài xế thời công nghệ xem nhau như “gia đình” - Ảnh 2.

Với đối tác tài xế Nguyễn Trọng Hữu, lớp kỹ năng tự vệ không chỉ là nơi học tập mà còn là không gian đong đầy kỉ niệm cùng đồng nghiệp

“Ngọt ngào” hơn nữa, chị Bùi Hồng Phương Thảo (Quận Tân Phú, TP.HCM) và anh Từ Thành Phát (Q.5, TP.HCM) đã nên duyên khi cùng là đối tác tài xế GrabBike. Sau khi tham gia buổi offline của nhóm cơ động hỗ trợ tài xế, mọi người đổ xô ra về, may mắn thế nào mà anh Phát lại quơ tay rồi “nắm nhầm” lấy tay chị Thảo. Bắt đầu từ cảm mến, rồi tìm hiểu nhau, vậy là mỗi người vẫn một xe chạy Grab nhưng đã về chung một nhà.

Cứ thế, từ những câu chuyện quan tâm ấm áp, từ những mối quan hệ chân tình, mỗi khi gặp bóng áo xanh trên đường, các tài xế đều thấy thân thuộc như anh em một nhà. Những cuốc xe sớm hôm theo đó không còn đơn độc, khi tình cảm trải dài suốt những chuyến đi.


Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế