Tuổi trẻ có nên tiết kiệm, câu chuyện đáng suy ngẫm

Lời cảnh báo, Câu chuyện cuộc sống số mới nhất bàn về vấn đề thuốc giải rượu và chuyện người trẻ có nên tiết kiệm. Đây là hai vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là trong thời buổi hiện đại ngày nay.

Lời cảnh báo số mới bàn về câu chuyện Thuốc giải rượu tẩy cồn. Sở dĩ có câu chuyện này vì 1/1/2020 nghị định về việc tăng mức xử phạt với người sử dụng rượu bia đã khiến không ít người e dè, lo ngại. Chính vì nắm bắt tâm lý này, trên thị trường xuất hiện các loại thuốc, kẹo giúp tẩy cồn thần tốc. Điều này gây hoàng mang dư luận.

Một trong những công dụng của sản phẩm thuốc giải rượu mới là giảm cảm giác khó chịu khi uống rượu, giúp tỉnh táo sau khi dùng rượu… Đồng nghĩa với việc này sẽ giúp các lái xe tránh được máy đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, thực hư câu chuyện nay như thế nào thì vẫn chưa kiểm chứng của các cơ quan chức năng.
Theo bác sĩ Huỳnh Văn Quang – chuyên gia Y học cổ truyền cho biết: “Sản phẩm này khi uống vào thì người sử dụng chỉ thấy công dụng giải độc rượu của nó gây hiểu lầm. Với những giới thiệu vắng tắt thì cho rằng đây là thực phẩm chức năng hoặc dược phẩm nào đó giúp giải cơn say lập tức. Tất cả ai khi đã uống rượu thì hệ thần kinh bắt đầu từ hưng phấn nhỏ đến lớn và dẫn đến liệt thần kinh. Đa số những trường hợp nhập viên cấp cứu là do uống quá nhiều rượu trong thời gian quá ngắn”.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Các loại rượu tẩy cồn này được bán với mức giá chỉ vài chục ngàn không tem niêm phong, không nhà thuốc, những sản phẩm giải rượu từ Việt Nam, Hàn Quốc đều có những công dụng chung là giải rượu và giải độc khi dùng rượu.
“Từ giải độc phải hiểu là chất đó không phù hợp với cơ thể và thải ra bằng hơi thở, mồ hôi, đường tiểu. Quan điểm uống rượu vào ngộ độc và uống thuốc vào giải độc là hoàn toàn sai” – bác sĩ Huỳnh Văn Quang – chuyên gia Y học cổ truyền nói thêm.
Thời gian trung bình mỗi người thải rượu bia thì gan phải mất 2 giờ để giải rượu. Nhưng nếu làm theo người bán, uống mỗi lần 3-4 viên giải rượu trước hoặc sau khi uống sẽ làm các cơ quan suy yếu dẫn đến suy gan, gan bị tổn thương. Chưa kể người bán tư vấn sai cách khiến người mua dùng quá liều rất dễ ngộ độc và tử vong cao.
“Để giảm vấn đề này, chỉ bằng phương pháp từ từ, nhẹ nhàng và có ý thức chuyển hóa. Việc dựa vào thực phẩm chức năng, thuốc giải rượu thì trên thị trường chưa có và trong chuyên ngành cũng chưa có. Chỉ có thuốc giải độc gan do rượu nhưng nhiều khi viết tắt khiến người mua lầm tưởng” – bác sĩ Huỳnh Văn Quang – chuyên gia Y học cổ truyền khuyên.
Vậy nên, người dùng cần hiểu về cơ chế giải rượu bia để tránh ngộ nhận và gây nên những huệ lụy khôn lường.
Trong khi đó, Câu chuyện cuộc sống lại đề cập đến vấn đề Tuổi trẻ có cần tiết kiệm?
Câu hỏi này là một vấn đề lớn dành cho nhiều người trẻ. Vậy tiết kiệm có thật sự khó với người trẻ và làm thế nào để tiết kiệm.
Một khảo sát nhỏ của chương trình cho thấy hầu hết người trẻ đều đồng tình với chuyện tiết kiệm. Tuy nhiên giữa nhận thức và hành động lại có sự mâu thuẫn với nhau. Vậy nên, dù đã lên kế hoạch thì người trẻ cũng rất khó thực hiện.
 Người trẻ đang bước vào quãng thời gian tự lập, việc họ phải đảm đương với các chi phí như: ăn uống, giao thông, y tế… thì việc tiết kiệm không phải dễ dàng. Một lý do khác là giới trẻ là người đang trong quá trình hưởng thụ, nên họ thường nuông chiều bản thân như: vui chơi giải trí, tụ tập bạn bè.
Tuy nhiên, việc này nếu không biết tiết kiệm, sẽ gây gánh nặng lớn cho gia đình, cuộc sống người trẻ trong tương lai.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển – chuyên gia kinh tế cho biết: “Nhiều người ở góc độ cha mẹ cho rằng nếu tuổi trẻ không làm ra tiền thì chưa vướng vào chuyện gia đình, chuyện cá nhân… nếu không tiết kiệm sẽ không có vốn mua nhà, đầu tư về sau. Vậy nên họ cho rằng người trẻ tiêu xài thì đó là việc lãng phí. Tuy nhiên, ở cấp độ tuổi trẻ nếu mình làm ra tiền tiêu xài trong mức cho phép thì vẫn được. Do đó việc tiêu xài tuổi trẻ không phải thói xấu và một lãng phí. Nhưng chúng ta phải biết lộ trình cho những cái dài hạn hơn”.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển

Trên thực tế, việc tiết kiệm không phụ thuộc vào số tiền kiếm được. Vậy nên với người có mức lương 5-7 triệu đồng nếu biết tiết kiệm thì vẫn chi tiêu hợp lý. Nhưng người có mức lương cao hơn 10-20 triệu đồng nếu không làm chủ chi tiêu là điều không thể. Với người trẻ cần có sự quyết tâm và bắt đầu với những việc nhỏ nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế bản thân.

“Việc để dành tiền là quyết tâm của mình, có những bạn trẻ nói rằng những bạn trẻ nói rằng không ăn bánh mì, xôi mà phải ăn món nước thì đó là nhu cầu mỗi người. Vậy nên, để ăn đủ dinh dưỡng, chúng ta nên dậy sớm một chút để nấu ăn sẽ tiết kiệm được không ít chi phí” – Tiến sĩ Đinh Thế Hiển – chuyên gia kinh tế.

Đón xem các số tiếp theo của Câu chuyện cuộc sống và Lời cảnh báo phát sóng vào 19h50 thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh THVL1, trong đó “Lời cảnh báo” phát sóng thứ 2 và thứ 4, “Câu chuyện cuộc sống” phát sóng thứ 3, thứ 5 và thứ 6.