Tiết lộ của giới nhà giàu: Tiền dùng để mua thời gian và chỉ những người nghèo khó mới dành dụm tiền để đổi lấy vật chất

Nếu bạn biết được rằng khoản tiền tiết kiệm chính là thứ đang kìm hàm cơ hội trở nên giàu có của mình, liệu bạn có dám đánh đổi số tiền đó để mua lại khoảng thời gian đã mất không. Giả định câu trả lời là có, vậy thì chúc mừng bạn, bạn có cùng chung suy nghĩ với giới thượng lưu.

Châm ngôn “tiền không mua được hạnh phúc” đã khiến tôi từng tin rằng tiền tài vật chất chỉ là thứ yếu. Tuy nhiên khi trưởng thành, được thực sự đặt chân ra thế giới ngoài kia, tôi mới thấu hiểu quyền năng của đồng tiền. Trái với châm ngôn, tiền thật ra vẫn có thể mua được hạnh phúc khi xét trên một khía cạnh phù hợp.

Trong bối cảnh hiện nay, bất kì ai cũng đều phải lao vào guồng quay hối hả của công việc. Họ kiếm tiền để đổi lấy những vật chất xa hoa, để chạy theo những cái mốt. Họ không hề biết mình có thể hạnh phúc hơn nhiều nếu dung tiền để mua lấy thời gian.

Các nhà tâm lý học đã tiến hành một cuộc thí nghiệm nho nhỏ tại thành phố Vancouver, Canada. Họ yêu cầu 60 tình nguyện viên bớt đi 40 USD để đổi lấy thời gian rảnh cuối tuần. Tuần kế tiếp, những người này được yêu cầu dùng 40 USD để mua sắm bất kì cái gì họ muốn. Kết quả, hầu hết những người tham gia đều cảm thấy hạnh phúc hơn khi dùng tiền để đổi lấy khoảng thời gian rảnh rỗi. Cuộc sống hiện tại quá xô bồ, nên cũng dễ hiểu khi sâu trong chúng ta luôn tồn tại một khát khao được nghỉ ngơi.

Một nghịch lý phổ biến trong xã hội hiện nay: Người nghèo sử dụng thời gian để đổi lấy tiền bạc, trong khi người giàu lại tha thiết dùng tiền để mua thời gian. Tư duy trái ngược này chính là mấu chốt tạo ra sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo.

Bất kì ai biết cách đầu tư thời gian, cuộc sống của họ sẽ sinh lời nhiều hơn họ có thể tưởng tượng. Người giàu hiểu được điều này, trong khi người nghèo chỉ dành toàn bộ suy nghĩ cho việc kiếm tiền mà chẳng đoái hoài đến thời gian. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao theo thời gian người giàu càng giàu thêm, còn người nghèo thì càng ít tiền hơn!

Tiết lộ của giới nhà giàu: Tiền dùng để mua thời gian và chỉ những người nghèo khó mới dành dụm tiền để đổi lấy vật chất - Ảnh 1.

(1) Tư duy về sử dụng thời gian nới rộng khoảng cách giàu nghèo

Anh Tùng – một nhân viên mẫn cán làm cho công ty tài chính nước ngoài, vừa được bổ nhiệm lên làm quản lý cấp cao nhờ những đóng góp và cống hiến cho công ty. Anh có thu nhập cao hơn trước đây, được hưởng các phúc lợi tốt hơn. Anh thậm chí còn được công ty “tặng” một chiếc xe riêng để sử dụng khi cần thiết.

Lên chức, anh Tùng vẫn giữ nếp suy nghĩ ngày trước. Anh muốn tiết kiệm chi phí cho công ty để gây ấn tượng tốt với lãnh đạo. Vì vậy, hằng ngày anh đi xe bus đi làm, gần như không đụng đến xe của công ty.

Một ngày, anh và một người đồng nghiệp được giao nhiệm vụ chuẩn bị hợp đồng để đàm phán với bên đối tác. Quãng đường từ công ty đến trụ sở của đối khá xa, trong khi đồng nghiệp lái xe riêng, anh Tùng quyết chí sử dụng phương tiện công cộng để “tiết kiệm chi phí”. Đồng nghiệp cảm thấy khó hiểu, khuyên bảo anh: “Cậu làm vậy không nên. Để tài xế riêng lái xe cho cậu, cậu dành thời gian để chuẩn bị tài liệu, liên hệ đối tác có phải hơn không. Mình được quyền mà, tội gì phải chịu khổ chịu sở trong mấy phương tiện công cộng để làm gì? Tiết kiệm cho công ty kiểu cậu chẳng hay ho chút nào.”

Chúng ta trước đây thường cho rằng chỉ người nhiều tiền mới phung phí tiền để mua xe ô tô và thuê tài xế riêng. Tuy nhiên, khi phải làm việc quần quật, đầu tắt mặt tối, bạn sẽ hiểu rằng thời gian là loại tiền giá trị nhất, bởi chúng có thể tạo ra những giá trị thặng dư lớn hơn. Khi hiểu điều này, bạn sẽ không còn cảm thấy người giàu điên rồ nữa. Hầu như bất kì cái gì người giàu sở hữu cũng giúp sản sinh thêm thời gian cho họ.

Tiết lộ của giới nhà giàu: Tiền dùng để mua thời gian và chỉ những người nghèo khó mới dành dụm tiền để đổi lấy vật chất - Ảnh 2.

(2) Thời gian là khoản đầu tư giàu lợi nhuận nhất

Bạn sẽ bất ngờ khi nhận ra rằng càng bỏ nhiều tiền để mua thời gian thì bạn càng có nhiều tiền hơn.

Sau khi tốt nghiệp, Giang và Nam – đôi bạn cùng lớp đại học – đều được nhận vào làm cho một công ty. Hai người có cùng xuất phát điểm nhưng sau vài năm khoảng cách giữa họ ngày một nới rộng.

Trong khi Nam vẫn là một nhân viên với thu nhập thi thoảng nhích lên đôi chút, Giang đã trở thành trưởng phòng marketing với thu nhập tăng gấp đôi và được trao cơ hội tham gia khoá đào tạo ở nước ngoài. Điều gì đã tạo ra bước ngoặt cho số phận của hai người như vậy?

Nam chăm chỉ, cần cù và tiết kiệm. Thay vì thuê một căn hộ gần công ty để tiện đi lại, Nam chọn một ngôi nhà cách cơ quan một tiếng đi đường (đấy là nếu không kể tắc đường, mà điều này thường xuyên xảy ra). Lựa chọn này đã làm anh thường xuyên đi làm muộn từ 5 đến 10 phút. Khi làm việc, Nam đều cố gắng hoàn thành tốt nhất các công việc được giao, thậm chí sẵn sàng tăng ca để giải quyết công việc tồn đọng.

Điểm yếu của anh là chưa bao giờ có ý định học hỏi và phát triển bản thân. Anh cho rằng cống hiến của mình với công ty hơn hẳn người khác. Anh tin rằng thế là đủ để thăng tiến trong sự nghiệp. Nam có thói quen bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm hiểu và so sánh giá cả thật kĩ trước khi mua đồ, ngay cả khi đó là những vật có giá trị không đáng kể. Chính thói quen này đã khiến Nam ngày càng thua kém người bạn của mình.

Không giống Nam, Giang là người theo “chủ nghĩa tiêu dùng”. Đối với Giang, những thứ có thể ưu tiên chi trả bằng tiền để tiết kiệm thời gian đều là những thứ đáng chi. Bất chấp giá đắt hơn và diện tích nhỏ hơn những nơi khác, Giang vẫn thuê một căn hộ ở gần công ty. Chính vì lựa chọn này, Giang luôn là một trong những người đến công ty sớm nhất. Khi mua sắm, Giang thường chú ý tới tính năng mà ít quan tâm tới giá cả. Còn nếu sử dụng phần mềm trên mạng, anh có thói quen mua luôn phiên bản có bản quyền. Anh cho rằng không cần thiết phải mất thời gian loay hoay cài bản crack trên mạng, bớt chút tiền mua bản quyền vừa nhanh lại không phải lo nghĩ lỡ bản crack có virus hay mã độc. Trường hợp phải đi xa, Giang sẵn sàng bỏ tiền đi taxi.

Nhờ thế, anh có khá nhiều thời gian để tập trung vào công việc và phát triển bản thân. Anh học thêm tiếng Anh, làm quen với những người thành công để học tập và hoàn thiện bản thân mình. Giang không ngại đầu tư thời gian và tiền bạc để tích lũy và phát triển bản thân. Anh dần có những sáng kiến, phát triển được những mô hình kinh doanh giúp giải bài toán cân đối chi phí, doanh thu cho sếp. Sau hai năm, anh đã có những thành tựu nhất định, trở thành một nhân sự cốt cán ở công ty.

Chăm chỉ và tiết kiệm là tốt nhưng nếu bản thân không nhận ra đâu mới là vấn đề trọng điểm: “tiền bạc hay thời gian”, chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được cái bóng của Nam. Chúng ta sẽ có một cuộc đời bình lặng, luôn canh cánh nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Có một câu nói tôi rất tâm đắc: “Suy nghĩ không thay đổi thì kết quả cũng không thay đổi”. Chúng ta luôn muốn mình giàu hơn, thành công hơn, nhưng lại kìm hãm bản thân trong tư duy của người nghèo. Nếu không chịu thay đổi, thoát nghèo sẽ trở thành điều không tưởng. Ngay thời điểm này, bạn nên học cách tư duy của người giàu: Sử dụng nguồn tài nguyên tái sinh để đổi lấy nguồn tài nguyên không tái sinh. Ví dụ dễ thấy nhất là dùng tiền để mua thời gian. Thay vì tiết kiệm từng đồng, hãy tận dụng thời gian để học hỏi và phát triển bản thân. Hãy tích lũy thật nhiều để chuyển mình từ chất sang lượng. Làm được như vậy, bạn sẽ sớm thoát khỏi sự keo kiệt bủn xỉn, mà đứng trong hàng ngũ của người giàu có.

Tiết lộ của giới nhà giàu: Tiền dùng để mua thời gian và chỉ những người nghèo khó mới dành dụm tiền để đổi lấy vật chất - Ảnh 3.

(3) Chia nhỏ thời gian và sử dụng chúng như tài sản quý giá nhất

Cuộc sống hiện tại của những người trẻ đang vấp phải một vấn đề lớn: Thời gian của họ bị chia nhỏ, và họ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập và phát triển kỹ năng cần thiết.

Trong khi đó, thế giới không ngừng thay đổi, sẵn sàng cho chúng ta lạc hậu bất cứ lúc nào. Việc tận dụng những khoảng thời gian chia nhỏ là cách duy nhất giúp chúng ta có thể tiếp cận, học hỏi điều mới và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Nhịp sống ngày càng vội vã, xung quanh người trẻ có quá nhiều mối bận tâm, người nào tận dụng thời gian tốt thì người đó sẽ bước nhanh hơn.

Bạn tôi kể, lúc anh thất nghiệp và cắm mặt vào những thú vui trên mạng xã hội, vợ anh đã uất ức mà hét lên rằng: ” Nếu anh còn cắm mặt vào những thứ vô ích như này, anh đừng có mà nói là anh đang đối xử tốt với em. Anh thiển cận như vậy, rồi sau này anh sẽ đi về đâu”. Lời trách móc của người vợ khiến anh cứng họng. Đúng vậy, anh đã để vợ mình phải khổ trong khi mải mê chìm đắm trong những trò tiêu khiển vô bổ để giết thời gian. Từ đây anh nhận ra chân lý ” Khi thời gian trở thành một con dao chạm trổ cuộc sống của chúng ta, nhiều thứ sẽ nảy sinh sự thay đổi.”

Thời gian chính là một con dao tạo khuôn cho cuộc đời của bạn. Cách bạn sử dụng con dao này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình thù tương lai của bạn sau này. Bạn còn trẻ, hãy tận dụng triệt để khoảng thời gian này để học hỏi và phát triển bản thân mình, thay vì tốn thời gian vào việc lướt web, sống ảo, nghịch điện thoại. Làm được như vậy chính là bạn đang đặt những viên gạch vững chắc cho sự nghiệp của mình sau này.