Đường chạy kỷ luật
Hình thành kỷ luật giống như chạy marathon. Chỉ cần bạn kiên trì và chiến thắng bản thân mình, kỳ tích sẽ đến.
Khác những môn thể thao đối kháng là phải tìm cách chiến thắng đối thủ, với chạy bộ, bạn “chỉ cần chiến thắng bản thân mình trước tiên”. Khi đó đối thủ duy nhất bạn phải đánh bại khi chạy việt dã là chính bản thân bạn – con người mà bạn đã quen thuộc. Bạn sẽ phải dành thời gian để tìm hiểu về nó, trực tiếp trải nghiệm nó bằng tất cả giác quan của mình. Luyện tập để xây dựng những ký ức trong cơ bắp, những đường tắt trong tư duy cho đến ngày có thể kiểm soát bản thân sâu đến mức có thể làm được nó với tốc độ chóng mặt không sai sót.
Trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại”, Jim Collin kể về câu chuyện của vận động viên đẳng cấp thế giới có kỷ luật cao – Dave Scott.
Jim Collin mô tả, Dave đã 6 lần thắng cuộc thi ba môn phối hợp Người đàn ông thép tại Hawaii, Mỹ. Mỗi ngày, trung bình anh luyện tập chạy xe đạp 75 dặm, bơi 20.000 mét, và chạy bộ 17 dặm. Dave Scott không bị dư cân. Nhưng anh tin rằng một chế độ ăn uống ít chất béo, giàu chất bột sẽ đem lại cho mình lợi thế. Như vậy là Dave Scott, mỗi ngày đốt cháy ít nhất 5.000 calories thông qua luyện tập, vẫn đơn giản muốn đưa tiêu chuẩn cao hơn để giảm bớt chất béo dư thừa.
Dụng ý câu chuyện của Jim Collin chỉ ra rằng: Việc đưa tiêu chuẩn lên tầm cao mới chỉ đơn giản là thêm một bước nhỏ mà Dave Scott nghĩ sẽ giúp mình khoẻ hơn, một bước nhỏ cộng thêm vào những bước nhỏ khác để tạo thành một siêu kỷ luật nhất quán.
Mọi thứ bắt đầu từ ba chữ “dành thời gian”
Sự khác biệt của “quen tay” với “bậc thầy” chính là nằm ở sự luyện tập đủ độ. Nếu dành thời gian rèn luyện một điều gì đó đủ lâu, bạn cũng sẽ tự mở ra cánh cửa ngộ đạo trong chính nó để bắt đầu một hành trình mới. Chung quy lại, mọi thứ bắt đầu từ ba chữ “dành thời gian”.
Lựa chọn khó khăn với mỗi người cũng chính là chấp nhận cắt bỏ một phần cuộc đời để đầu tư cho một kỹ năng nào đó. Sở thích có thể giúp bạn đi được những bước đầu tiên thật trơn tru, giống như câu nói “Chọn thứ mình đam mê rồi bạn sẽ chẳng phải đi làm dù chỉ một ngày trong đời”. Nhưng thật sự, đến một giai đoạn khi chạm ngưỡng, rồi ai cũng sẽ phải nhận ra rằng để phát triển tiếp, mình sẽ phải làm một thứ gì đó mình không thích, thậm chí là phải vượt qua được giới hạn của vòng tròn an toàn trong chuyện “thích” hay “không thích” để cống hiến cuộc đời mình cho việc ấy.
Chính vì không phải ai cũng dám hy sinh, không phải ai cũng muốn từ bỏ những cuộc vui ngoài xã hội, hoặc đơn giản nhất là đi ngược lại cảm giác thoải mái của bản thân… nên số đông mới ít khi có được điều mình muốn. Thậm chí, vì cảm giác “dễ chịu” nhất thời, đến một ngày họ sẽ từ bỏ cả ước mơ.
Người ta hay nhìn thấy thành công của người khác mà ít khi chịu nhìn vào những thứ mà người đấy đã phải đánh đổi.
Trong tiếng Anh có câu “we accept the love we think we deserve” có thể hiểu theo nhiều lớp nghĩa ẩn khác nhau. Một trong những ý nghĩa đó chính là mỗi người sẽ chỉ hài lòng với mục tiêu mà họ nhắm tới. Chừng nào ngày đó còn chưa đến, họ sẽ không chịu hài lòng.
Quay lại câu chuyện rèn luyện chạy marathon. Hàng ngày, bạn vẫn phải bền bỉ những bước chạy để chinh phục thử thách cao hơn. Để làm vậy không khó nếu bạn có một kế hoạch cho mình. Nhưng điều đó chẳng có nghĩa lý gì nếu tự bản thân bạn không tuân thủ nó.
Nếu bạn đang loay hay, chưa biết phải bắt đầu như thế nào với những khủng hoảng tuổi 30 về thu nhập, sự nghiệp hay các mối quan hệ, thì khóa học WAKE UP là giải pháp dành cho bạn. Tìm hiểu thông thông tin tại: https://bit.ly/2MbNTzD
Theo Nhịp Sống Kinh Tế