Dù muốn dù không, bạn vẫn không ít lần phải đối phó với những nốt mụn đáng ghét, đau đớn và khó chịu. Ở độ tuổi dậy thì, bạn có thể tặc lưỡi cho qua vì nghĩ: “Qua lứa tuổi này là hết”. Song đáng buồn thay, mụn có thể tái phát ở tuổi trưởng thành, mà nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố.
Mụn nội tiết tố xuất hiện là do sự rối loạn hormone trong cơ thể. Ngoài giai đoạn dậy thì, phụ nữ thường bị loại mụn này “tấn công” trước thời điểm kinh nguyệt hàng tháng, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc khi ngừng dùng thuốc tránh thai sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng, di truyền, cơ thể nhiều độc tố… cũng là các nguyên nhân gây ra mụn nội tiết.
Có một vài đặc điểm của loại mụn này giúp bạn nhận biết mình có đang bị nó làm phiền hay không:
Bạn không còn ở tuổi thiếu niên
Mụn trứng cá nội tiết xuất hiện nhiều nhất khi bạn ở lứa tuổi 20. Đó là giai đoạn tuyến nội tiết của bạn hoạt động mạnh nhất. Ngoài ra, từ năm 20–30 tuổi là độ tuổi phụ nữ thường mang thai và sinh nở, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
Mụn xuất hiện ở cằm và xương hàm
Một trong những dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố là vị trí xuất hiện của nó trên gương mặt. Nếu bạn thấy những nốt mụn nang, mụn bọc, mụn ẩn… nổi nhiều ở phần dưới khuôn mặt, đặc biệt là cằm và xương hàm, thì đích thị là bạn bị mụn nội tiết. Sở dĩ có hiện tượng này là do các hormone dư thừa trong cơ thể bạn kích thích các tuyến dầu, mà phần lớn trong số chúng nằm ở vùng cằm.
Mụn tái phát mỗi tháng một lần
Mụn nội tiết có đặc tính giống như chu kỳ kinh nguyệt: mỗi tháng đến một lần. Điều này đúng với cả những phụ nữ ở tuổi mãn kinh, bởi họ vẫn trải qua những biến động hàng tháng về mức estrogen và progesterone. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh khiến mụn có xu hướng xuất hiện tại cùng một thời điểm mỗi tháng, cũng như cùng một vị trí trên mặt.
Bạn đang bị căng thẳng nghiêm trọng
Cortisol – hormone gây căng thẳng – cũng có khả năng ảnh hưởng đến các hormone khác, gây ra mụn nội tiết. Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn thấy vài đốm mụn bọc xuất hiện trong lúc mình stress vì công việc. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi đấy!
Đó không phải mụn đầu đen hay mụn đầu trắng mà là những u nang lớn
Mụn đầu đen và mụn đầu trắng hình thành do sự tích tụ vi khuẩn trong lỗ chân lông. Trong khi đó, mụn do nội tiết tố gây ra thuộc một dạng khác, thường là viêm và sưng đỏ. Những nốt mụn này có xu hướng nổi ở cùng một vị trí, lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì thuộc dạng viêm nặng nên chúng đòi hỏi biện pháp xử lý chuyên khoa thay vì thuốc bôi thông thường.
Cách điều trị mụn nội tiết
Bạn đừng vội chán nản nếu nhận ra mình bị mụn nội tiết. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực: Ai cũng từng gặp phải dạng mụn này, và có nhiều cách để xử lý chúng. Dưới đây là vài trong số những cách đó:
Dùng sữa/gel rửa mặt trị mụn
Các loại sữa rửa mặt với thành phần chứa axit salicylic hoặc glycolic giúp tẩy da chết và làm sạch lỗ chân lông rất hữu hiệu. Bên cạnh đó, sữa rửa mặt có chứa probiotic cũng được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Nó rất hiệu quả trong việc kiểm soát microbiome (môi trường cho vi khuẩn và nấm men) trên da. Nhờ vậy, da sẽ cân bằng được độ pH, cản trở viêm và ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây mụn.
Nếu da bạn dễ bị kích ứng với các thành phần hóa học, hãy chọn loại gel rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên. Nano Curcumin từ nghệ vàng, chiết xuất lá Neem và vitamin E sẽ làm sạch nhẹ nhàng và ngăn ngừa vi khuẩn.
Sử dụng sản phẩm bôi trị mụn
Một số sản phẩm dưỡng da có chứa retinol, AHA hay vitamin rất hiệu quả trong việc đẩy mụn dưới da cũng như làm mụn nhanh chín. Ngoài ra còn có thuốc bôi chứa benzoyl peroxide, tea tree oil có hiệu quả chống lại mụn trứng cá và kháng khuẩn. Bạn nên thử trước ở một khoảng da nhỏ để tránh bị dị ứng.
Gel trị mụn bào chế từ những nguyên liệu tự nhiên cũng là khắc tinh của mụn nội tiết. Curcumin dạng nano có tác dụng kháng khuẩn, trị mụn, chống viêm và giúp da mau lành. Tinh chất hành tây đỏ ngăn ngừa hình thành sẹo lõm; vitamin C và lô hội dưỡng ẩm và làm sáng da. Loại sản phẩm điều trị mụn này không gây tác dụng phụ, không kích ứng da nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Dùng thuốc tránh thai đường uống
Nếu ngưng uống thuốc tránh thai sau một thời gian sử dụng, bạn rất dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn vì mụn nổi lên ầm ầm. Đó là do thuốc tránh thai làm rất tốt nhiệm vụ làm sạch mụn trứng cá ở phụ nữ. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là cân bằng nội tiết tố, từ đó hạn chế mụn viêm.
Uống thuốc viên Accutane
Khi bạn đã tìm đến mọi biện pháp mà tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc Accutane – một loại thuốc Isotretinoin được chiết xuất từ vitamin A, thường được sử dụng để điều trị tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng. Nó làm giảm lượng dầu tiết ra trên mặt, đồng thời giúp da bạn tự tái tạo nhanh hơn.
Lưu ý khi bị mụn nội tiết
– Hạn chế trang điểm (nếu bắt buộc phải trang điểm thì sử dụng loại mỹ phẩm không chứa dầu, không bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, cần tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm để tránh phát sinh mụn ẩn cũng như tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ.
– Tránh đi ra nắng, nhất là trong khoảng thời gian 10–16 giờ. Bôi kem chống nắng hàng ngày bất kể thời tiết nắng hay mưa.
– Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để da được nghỉ ngơi và quá trình thải độc diễn ra tự nhiên.
– Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, vitamin E, chất xơ… vào thực đơn hàng ngày. Việc làm này nhằm dưỡng da khỏe mạnh và chống lão hóa. Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan, giải độc như trà xanh, chè vằng, trà atiso…
– Uống nhiều nước (từ 1,5–2 lít/ngày) để quá trình hydrat hóa da diễn ra bình thường.