Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan dương (ngày 5/5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như: Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc.
Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa. Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa.
Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.
Cùng Tapchisacdep.vn khám phá những sự tích khác nhau về ngày Tết Đoan Ngọ cũng như cách đón Tết riêng!
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi một cách dân dã là Tết diệt sâu bọ, vì đây là giai đoạn chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh và sâu bọ sinh sôi nảy nở. Vào ngày này ở Việt Nam, mỗi gia đình có tục lệ ăn cơm rượu và trái cây có vị chua để diệt sâu bọ trong người.
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào chính Ngọ, đây là dịp để gia đình sum họp, gắn kết tình cảm. Mỗi nhà thường chuẩn bị một mâm cúng với ước mong mùa màng bội thu, gia đình bình an. Trong mâm cúng thường có các món như: bánh ú, mận, vải, dưa hấu, chè, xôi, thịt vịt,…
Các món ăn trên xuất hiện trong gia đình Việt vào ngày Tết Đoan Ngọ.
Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, ngày 5-5. Được biết ngày Tết này bắt nguồn từ hoạt động kỷ niệm Khuất Nguyên – một nhà thơ, trung thần của nước Sở. Bị kẻ gian hãm hại nên ông thoái chí mà tự tử ở sông Mịch La.
Hoạt động đua thuyền rồng hàng năm cũng ra đời từ việc người dân tưởng nhớ ông. Ngoài ra người Trung Quốc có tục ăn bánh chưng, uống rượu hùng hoàng, hái thuốc, hái trà vào ngày Đoan Ngọ.
Lễ hội đua thuyền rồng ở Trung Quốc.
Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc
Ngày Tết Đoan Ngọ được coi là một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất, cùng với Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Đây là ngày người dân cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại.
Vào dịp Tết này, người dân Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống, gội đầu bằng nấu các món ăn truyền thống và tham gia các trò chơi dân gian. Ngày Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc được gọi là lễ hội Dano, đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Gội đầu bằng cây diên vĩ.
Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản
Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản còn được coi là ngày lễ dành cho thiếu nhi với tên gọi “Kodomo no Hi”. Từ năm 1948, chính phủ chỉ định đây là một ngày nghỉ lễ quốc gia để chào mừng hạnh phúc của tất cả trẻ em và bày tỏ lòng biết ơn đối với các bà mẹ.
Cờ cá chép được treo vào ngàu 5-5 hàng năm tại Nhật Bản.
Trong ngày lễ này, mỗi nhà thường treo cờ cá chép được làm từ chất liệu bằng vải hoặc những loại sợi không dệt có màu sắc, họa tiết rực rỡ. Số cá chép treo trên sào tượng trưng cho số thành viên trong gia đình. Ngoài cờ cá chép, người Nhật Bản còn trưng bày những con búp bê Kintarou tượng trưng cho sức khỏe và mạnh mẽ.
Trong ngày này người dân Nhật còn làm bánh gạo nếp (gọi là bánh mochi) với đậu đỏ, bọc trong lá sồi (kashiwa) và bánh gạo nếp bọc lá tre (gọi là bánh chimaki). Cây sồi và cây tre cũng tượng trưng cho sức mạnh và một cuộc sống thành công, giống như một lời chúc gửi đến các em nhỏ.
Ảnh: Tổng hợp