Ngành công nghiệp ” vá màng trinh ” và những góc khuất

Các trung tâm thẩm mỹ đang "ăn nên làm ra" bởi những cô gái trẻ sẵn sàng chi cả hàng ngàn USD đến các trung tâm thẩm mỹ để đổi lấy cái màng mỏng manh quý giá trước những áp lực, thậm chí là đe dọa cho cuộc hôn nhân của chính mình.

Có một ngành công nghiệp mang tên “tái tạo trinh tiết”: Những góc khuất không ai có thể ngờ và nỗi ám ảnh của những cô gái lỡ “mất trinh” trước ngày cưới

Những cô gái trẻ sẵn sàng chi cả hàng ngàn USD để đổi lấy cái màng mỏng manh quý giá trước những áp lực, thậm chí là đe dọa cho cuộc hôn nhân của chính mình.

Có một ngành công nghiệp mang tên "tái tạo trinh tiết": Những góc khuất không ai có thể ngờ và nỗi ám ảnh của những cô gái lỡ "mất trinh" trước ngày cưới

Áp lực to lớn từ một cái màng mỏng manh

“Tôi cảm thấy những người phụ nữ này thật đáng thương. Có quá nhiều áp lực bủa vây họ, mà lại xuất phát từ chính các thành viên nam trong gia đình. Họ sợ bị chối bỏ hay tệ hơn nữa trở thành nạn nhân của bạo lực thể xác nghiêm trọng và thậm chí là giết người”, bác sĩ Walter ngập ngừng nói.

Có thâm niên trong nghề nhiều năm, vị bác sĩ phẫu thuật người Đức này đã gặp rất nhiều trường hợp, đã nghe rất nhiều tâm sự của những cô gái tìm đến bà với mong muốn được phẫu thuật “tái tạo màng trinh”. Họ thường là những phụ nữ Hồi giáo trẻ tuổi. Bởi trinh tiết là một khái niệm vô cùng quan trọng trong tôn giáo này. Kinh Quran nghiêm cấm quan hệ tình dục ngoài hôn nhân ở phân đoạn Surah 17.

Bác sĩ Walter cho biết xét về mặt y học thủ thuật vá màng trinh là không hề cần thiết. Nhưng các gia đình vẫn luôn dựa vào vết máu trên tấm ga trải giường sau đêm tân hôn để đánh giá sự trong trắng, nhân phẩm của một cô dâu khi mới về nhà chồng.

Các cô gái tìm đến với bác sĩ Walter đều là những người chuẩn bị kết hôn nhưng đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thậm chí còn có những người văn phòng của bác sĩ cùng với những người bạn trai và họ đã chung sống, họ chỉ đơn giản là “đối phó” với gia đình nhà chồng. Bác sĩ Walter đôi khi cũng tự hỏi sao họ không dùng kim chọc vào ngón tay để có một chút máu ra giường. “Chắc vì một lí do nào đó, họ muốn làm mọi thứ một cách ‘đúng’ nhất”, bà nói.

Có một ngành công nghiệp mang tên tái tạo trinh tiết: Những góc khuất không ai có thể ngờ và nỗi ám ảnh của những cô gái lỡ mất trinh trước ngày cưới - Ảnh 1.

Phẫu thuật tái tạo màng trinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ màng trinh, như được biết đến trong thuật ngữ y khoa, có thể được thực hiện nhanh gọn và chỉ mất chưa đầy 30 phút, bệnh nhân không cần nhập viện. Nếu có thể, phần còn lại của màng trinh “thật” sẽ được tận dụng cho ca phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ khéo léo kéo phần đó ra để đóng lại vết rách. Mô phát triển trở lại khá nhanh và thậm chí có thể có một số mạch máu và gây hiện tượng chảy máu khi quan hệ.

Một phương án nữa là đưa vào một lớp màng nhân tạo làm từ chất liệu sinh học. Khi quan hệ, chất liệu này sẽ rách và có thể gây ra chảy máu như màng trinh thật. Nhưng điều này không được đảm bảo, không phải màng trinh của phụ nữ nào, dù thật hay giả, cũng sẽ gây chảy máu.

Có những phụ nữ vẫn có màng trinh nguyên vẹn ngay cả sau khi quan hệ lần đầu và ngược lại, có những phụ nữ có màng trinh bị rách mà chưa bao giờ quan hệ tình dục.

Thực tế là màng trinh của nhiều phụ nữ không hề rách sau khi quan hệ, trong khi có những phụ nữ có thể bị rách màng trinh khi thực hiện các hoạt động thể chất mạnh như đạp xe hay cưỡi ngựa, mà không cần phải quan hệ tình dục. Nhiều phụ nữ thậm chí khi sinh ra đã không có màng trinh.

Quan niệm rằng dương vật phải đâm xuyên qua màng trinh mới đi vào được bên trong âm đạo là sai và nó chỉ càng khiến người ta tin vào quan điểm gia trưởng về quan hệ tình dục. Màng trinh không nhất thiết bị rách trong khi quan hệ, đó là lý do tại sao có thể không có máu ngay cả khi phụ nữ đã trải qua phẫu thuật tái tạo màng trinh.

Có một ngành công nghiệp mang tên tái tạo trinh tiết: Những góc khuất không ai có thể ngờ và nỗi ám ảnh của những cô gái lỡ mất trinh trước ngày cưới - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Theo một khảo sát được thực hiện bởi Tổ chức phi chính phủ Pro Familia năm 2013, khoảng một nửa số phụ nữ tham gia nghiên cứu cho biết họ không bị chảy máu trong lần đầu tiên quan hệ.

Các bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật tái tạo màng trinh thường phải đối mặt với những suy nghĩ mâu thuẫn trong chính bản thân họ: Một mặt, họ không muốn phụ nữ cứ phải ép mình làm cái thủ thuật không cần thiết này, hành động ấy chỉ càng làm củng cố thêm tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, gia trưởng. Mặt khác, họ biết rằng thủ thuật này có thể cứu một số phụ nữ khỏi những hậu quả nghiêm trọng.

Bác sĩ Walter giải thích: “Hầu hết các bệnh nhân đều sợ rằng gia đình họ sẽ chối bỏ, khinh bỉ họ nếu quá khứ tình dục bị lộ bằng cách nào đó”. Đó là lý do tại sao bà vẫn quyết định thực hiện những ca phẫu thuật này. “Nếu nó bảo vệ người phụ nữ, thủ thuật này là hợp lý về mặt y tế”, bà nói. Khoản tiền thanh toán thù lao mà bà nhận được là lời cảm ơn phía bệnh nhân, rất rõ ràng và không có gì hổ thẹn.

Tuy nhiên, người thân của các cô gái không thấu hiểu được điều đó. với những người như bác sĩ Walter, việc đồng ý thực hiện thủ pháp vá trinh đồng nghĩa với việc đặt mình vào nguy hiểm. Chính bác sĩ Walter từng nhận được những lời dọa giết. “Đôi khi, một người thân của họ gọi điện đến với vẻ giận dữ và muốn biết chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi cũng đang tự đặt mình vào nguy hiểm”, bà kể.

Có một ngành công nghiệp mang tên tái tạo trinh tiết: Những góc khuất không ai có thể ngờ và nỗi ám ảnh của những cô gái lỡ mất trinh trước ngày cưới - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Áp lực đối với những người phụ nữ trẻ như vậy là rất lớn. Bác sĩ Walter nói: “Các cô gái liên lạc với chúng tôi qua nhiều số điện thoại bí mật. Họ phải gián tiếp liên lạc với chúng tôi qua người trung gian hoặc ẩn danh qua các diễn đàn”.

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Hà Lan về những phụ nữ tìm cách tái tạo màng trinh, 12% những người được khảo sát nói rằng họ sợ bị “xử tử” vì đã “không còn trong trắng” và 6% cố gắng tự tử vì họ không phải là “trinh nữ”. Cũng cần lưu ý rằng cứ 3 phụ nữ thì có một người không mất trinh tiết mà bị cưỡng hiếp.

Các cô gái trẻ có thể tìm đến những bác sĩ trả giá đến vài ngàn USD và không thèm thuyết phục họ rằng có những phương án khác. Tệ hơn là sẽ có những bác sĩ không hề có kinh nghiệm hay được đào tạo về thủ pháp này nhưng vẫn đồng ý thực hiện, chỉ vì tiền.

Giấy chứng nhận trinh tiết

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 82 phụ nữ khi họ trải qua quá trình tư vấn để tái tạo màng trinh tại 2 phòng khám ở Amsterdam.

Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là thiết lập các hướng dẫn để hỗ trợ các bác sĩ thực hiện thủ thuật. Các bệnh nhân và bác sĩ hiện được yêu cầu phải gặp nhau 4 lần trước khi thủ thuật diễn ra. Bởi lẽ các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hơn một nửa số bệnh nhân không có kiến thức về cơ quan sinh dục nữ và quan niệm sai màng trinh, bao gồm cả quan niệm mà nhiều người vẫn đang lầm tưởng, rằng đó là một màng hoàn toàn bịt kín lỗ âm đạo. Hầu hết trong số họ cũng sợ rằng người đàn ông có thể cảm nhận được liệu phụ nữ có còn trinh hay đã mất trong khi quan hệ lần đầu.

Có một ngành công nghiệp mang tên tái tạo trinh tiết: Những góc khuất không ai có thể ngờ và nỗi ám ảnh của những cô gái lỡ mất trinh trước ngày cưới - Ảnh 4.

Các bác sĩ hiểu rằng những phụ nữ trẻ này cần sự giúp đỡ, giải pháp không nhất thiết phải là thủ thuật y tế “vá màng trinh”.

Các phụ nữ tham gia nghiên cứu được gợi ý về phương pháp co thắt cơ xương chậu để tạo ấn tượng về độ kín âm đạo. Họ cũng nhận được lời gợi ý về một lọ máu nhỏ để đổ lên tấm ga trải giường hoặc gây chảy máu bằng thuốc tránh thai, hoặc đặt một miếng chèn có chứa thuốc nhuộm màu đỏ vào âm đạo trước khi quan hệ.

Bác sĩ Walter cho biết: “Nhưng những lựa chọn như vậy không phải lúc nào cũng tốt. Một số phụ nữ bị đe dọa “kiểm tra trinh tiết”, sẽ được thực hiện bởi bác sĩ hoặc thành viên gia đình, thậm chí một vài gia đình còn yêu cầu “giấy chứng nhận trinh tiết”.

“Một lần, cả một đoàn người từ tiệc cưới đến bệnh viện của tôi vào ban đêm và nói rằng họ muốn tôi xác nhận, thông qua một cuộc kiểm tra, rằng cô dâu là một trinh nữ”, bác sĩ Michael P. Lux, tại Bệnh viện Phụ nữ ở Erlangen, Đức, nhớ lại. “Tôi mời người phụ nữ vào phòng của tôi, bảo tất cả các thành viên khác trong gia đình ra ngoài và nói chuyện với cô ấy một lúc. Sau 5 phút, tôi tuyên bố cô ấy là một trinh nữ”. 

Trong khoảnh khắc đó, Lux biết rằng công việc của ông là một bác sĩ là bảo vệ cô gái khỏi mối nguy hiểm.

Ở nơi phồn hoa tráng lệ là Paris, cũng có dịch vụ tương tự như bác sĩ Walter làm. Có một thực tế rằng, ở đất nước phát triển như Pháp, dù không được khuyến khích,nhưng nhu cầu cho những ca tiểu phẫu này ngày càng nhiều. Và bệnh nhân chủ yếu là du học sinh, đến từ các gia đình Hồi giáo truyền thống.

Sonia (tên đã được thay đổi) một cô gái trẻ đang học ở một đại học nghệ thuật ở Paris. Mặc dù được sinh ra ở Pháp, văn hóa và truyền thống Ả Rập là trung tâm trong cuộc sống của Sonia. Cuộc sống thật nghiêm khắc khi lớn lên dưới “con mắt cảnh giác” của một gia đình Ả Rập truyền thống.

Có một ngành công nghiệp mang tên tái tạo trinh tiết: Những góc khuất không ai có thể ngờ và nỗi ám ảnh của những cô gái lỡ mất trinh trước ngày cưới - Ảnh 5.

“Tôi đã nghĩ đến việc tự tử sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên”, Sonia nói, “vì tôi không thấy có lối thoát nào khác”. Nhưng cuối cùng cô đã tìm ra giải pháp. Sonia tìm đến phòng khám của bác sĩ Marc Abecrame ở Paris để phẫu thuật khôi phục màng trinh. Cô nói rằng cô sẽ không bao giờ tiết lộ bí mật của mình cho bất cứ ai, đặc biệt là chồng cô.

“Tôi coi đây là đời sống tình dục của mình và tôi không phải nói với ai về điều đó”, cô nói. Đó là những người đàn ông bắt buộc cô phải nói dối về điều đó, cô nói.

Tiến sĩ Abecrame thực hiện một thao tác đơn giản để tái tạo “màng trinh” như cách gọi của nó, ít nhất 2-3 lần một tuần. Nếu kết nối lại mô của màng trinh mất khoảng 30 phút.

Ông nói rằng độ tuổi trung bình của bệnh nhân là khoảng 25. Mặc dù thủ thuật này được thực hiện tại các phòng khám trên khắp thế giới, nhưng bác sĩ Abecrame là một trong số ít các bác sĩ người Ả Rập nói chuyện cởi mở về điều này. Một số phụ nữ tìm đến ông vì họ cần “giấy chứng nhận trinh tiết” để kết hôn.

“Cô ấy có thể gặp nguy hiểm vì đôi khi đó là vấn đề của truyền thống và gia đình”, Tiến sĩ Abecrame nói. “Tôi tin rằng chúng tôi là bác sĩ không có quyền quyết định cho cô ấy hoặc phán xét cô ấy”.

Nada lớn lên ở vùng quê Lebanon, khi còn trẻ cô đã yêu và mất trinh. “Tôi sợ gia đình tôi sẽ phát hiện ra, vì họ không chấp thuận mối quan hệ của tôi. Tôi đã rất sợ họ có thể giết tôi”, cô nói.

Sau 7 năm trong mối quan hệ, gia đình người yêu của Nada lại muốn anh ta kết hôn với người khác. Nada đã cố tự tử. “Tôi có một chai Panadol và một chai hóa chất gia dụng. Tôi đã uống chúng”.

Nada hiện 40 tuổi. Cô đã kết hôn và có 2 con. Đêm tân hôn là một thử thách căng thẳng đối với người phụ nữ ấy. “Tôi đã không ngủ đêm đó. Tôi đã khóc. Tôi đã rất sợ nhưng anh ta không nghi ngờ gì cả”. Đó là một bí mật mà Nada mà cô sẽ “sống để bụng, chết mang theo”. “Tôi sẵn sàng che giấu nó cho đến khi chết. Chỉ có trời mới biết về điều đó”, cô nói.

Thế kỷ 21 rồi nhưng vấn đề trinh tiết trong văn hóa Ả Rập vẫn có thể là vấn đề sống chết, đặc biệt là đối với những phụ nữ như Sonia và Nada. Và trong khi việc “vá màng trinh” có thể là một thủ thuật nhanh chóng, nhưng nó không thể dung hòa được lối suy nghĩ truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người.

(Nguồn: Vice, BBC)