Bí quyết làm đẹp của mỹ nhân cung đình Trung Hoa cổ đại

Mỹ nhân Trung Hoa xưa sở hữu bí quyết làm đẹp hữu hiệu cho đến tận ngày nay.

 

Những mỹ nhân trong phim cổ trang Hoa ngữ thường được ví von là “vạn người mê”. Nhan sắc khuynh thành của nàng khiến khán giả phải mê mẩn vào ao ước. Hay những chuyện kể về “tứ đại mỹ nhân” khắc họa hình tượng như hoa như hoạ của phụ nữ Trung Hoa xưa luôn được truyền tụng trong dân gian. Dẫu ai cũng biết thực tế lịch sử có sự khác biệt, nhưng cũng vì vậy mà càng thôi thúc ta thêm hiếu kỳ tìm hiểu về những bí quyết làm đẹp truyền thống của phụ nữ Trung Hoa cổ đại.bí quyết làm đẹp 15

Nơi khởi nguồn những bí quyết làm đẹp trứ danh

Quan niệm và phong cách làm đẹp qua các thời kì lịch sử Trung Hoa tất nhiên phải thay đổi, nhưng nếu khách quan nhìn lại, chủ đề này vẫn có những nét chung. Nhan sắc chuẩn mực của phụ nữ Trung Hoa xưa là vóc chân tay nhỏ nhắn, tóc đen dài, làn da trắng, đôi mắt sáng, cong dài (hay to tròn), hàm răng trắng, đôi môi hồng hồng và chân mày cong cong.

bí quyết làm đẹp 9
Poster phim Diên Hy Công Lược – Nhân vật Phú Sát Hoàng Hậu

Cây lăn mặt cẩm thạch được cho là sản phẩm của thời nhà Thanh Trung Hoa (1644 – 1911). Đây là bí quyết làm đẹp phổ biến chốn hậu cung nhà Thanh và vẫn được yêu thích đến tận ngày nay. Có nhiều điển tích còn tồn tại chứng minh đây là dụng cụ làm đẹp mà Từ Hi Thái Hậu (Hiếu Khâm Hiển Hoàng Hậu) rất tin dùng. Được biết, con lăn mát lạnh trên da mặt, giúp massage mặt nhẹ nhàng, hỗ trợ máu huyết lưu thông để duy trì và cải thiện làn da mịn màng.

bí quyết làm đẹp 4

Khôg chỉ cây lăn mặt, Trung Quốc cổ đại còn là cái nôi của nhiều bí quyết làm đẹp khác, trong đó có bột phấn trang điểm. Bột phấn ở Trung Quốc được tin là ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 – 476 TCN) và cũng được nhận định là dạng cơ bản nhất của phấn nền hiện đại ngày nay. Ban đầu, thành phần chính của bột phấn là gạo sạch, sau đó được nghiền mịn thành bột. Dần dần, xuất phát từ tầm quan trọng của làm đẹp cùng với phong cách xa hoa của vua chúa và quan lại, nhà sản xuất đã khai thác và sử dụng ngọc trai làm thành phần chính. Tuy nhiên, một trong những nguy hại của bột phấn cổ đại là chứa chì dùng để làm trắng da. Không có mỹ phẩm làm sạch sâu trong khi lại trang điểm bằng các loại phấn độc hại chính là một trong những nguyên nhân tàn phá nhanh chóng sắc đẹp của mỹ nhân thời cổ đại.

bí quyết làm đẹp 19

Trong khi đó, son môi (dạng sáp, dùng để son môi và làm má hồng), được làm từ cánh hoa màu đỏ như hoa hồng, đã xuất hiện rất sớm vào thời nhà Thương. Dần dần, người sản xuất biết bổ sung thêm vào các thành phần như bột giấy, tuỵ lợn, mỡ động vật… để làm cho kết cấu son đặc hơn. Sau này, các thành phần thêm vào được cải thiện theo hướng tự nhiên và thuần thực vật hơn như sáp ong. Cùng xem lại video tái hiện cách làm son môi của người Trung Quốc xưa:

bí quyết làm đẹp 12a
1: Nhà Nguỵ – 2: Nhà Hán – 3,4,5: Nhà Đường – 6: Nhà Tống – 7: Nhà Minh – 8,9: Nhà Thanh

Ngoài làm son môi thì những cánh hoa hồng còn được dùng làm nước hoa, nước dưỡng ẩm, hay thả trong bồn nước tắm hòa cùng sữa dê để dưỡng da và “tẩm ướp” hương thơm nhẹ nhàng trên cơ thể người phụ nữ.

bí quyết làm đẹp 14

Người Trung Quốc hay người châu Á nói chung đều có quan niệm thẩm mỹ đặc biệt về mắt phượng mày ngài. Đôi mắt và cặp mày là một trong những đường nét quan trọng, phần nào nói lên tính cách và cả một số phận. Do vậy, người phụ nữ Trung Quốc đã tinh tế nhận ra và rất chú trọng chăm sóc đôi mày. Định kiến xưa cũng cho rằng chân mày lá liễu thon và dài, phác hoạ vẻ đẹp đoan trang và số phận vinh hoa phú quý kéo dài. Ngược lại, lông mày ngắn, đứt đoạn bị xem là đoản hậu và số mệnh gian truân.

bí quyết làm đẹp 7
Nhà Hán có tục bó gót chân sen thì tộc Mãn (nhà Thanh) có tục xỏ khuyên tai 3 lỗ dành cho phụ nữ. Ảnh: Phim Hậu Cung Như Ý

Thời đại nhà Tần, phụ nữ quý tộc ưa chuộng tỉa đôi lông mày dài, tự nhiên; nhà Hán, nhà Đường, phụ nữ sẽ cạo lông mày và dùng chì than vẽ lại những kiểu dáng ưa thích. Thời kì Chiến Quốc (475 – 221 TCN), phụ nữ Trung Quốc thường sử dụng hồ bóng làm từ cành liễu cháy để vẽ lông mày lá liễu. Đến thời Đường thì kiểu dáng lông mày phong phú và đa dạng hơn. Phổ biến nhất là chân mày mỏng và cong giống như lá liễu hay mặt trăng, biểu hiện của sự nhẹ nhàng và thanh lịch. Nhà Đường được xem là giai đoạn thăng hoa nhất của phong cách trang điểm và thời trang trong lịch sử Trung Hoa phong kiến cổ đại.

bí quyết làm đẹp 16
Phụ nữ thời Đường cũng rất ưa thích vóc dáng đầy đặn, phú quý.

Thời Đường và Tống Trung Quốc chuộng trào lưu vẽ hoạ tiết ở giữa mi tâm (trán). Cái dấu hiệu trước trán này được gọi là huadian (花鈿). Tương truyền con gái Tống Vũ Đế là công chúa Thọ Dương, ban ngày nằm dưới điện Hàm Chương, hoa mai rơi vào trán công chúa thành hình hoa năm cánh không chỉ phủi mãi không hết mà còn lau mãi không phai. May mắn thay, vết hoa lại làm công chúa xinh đẹp và nổi bật hơn. Vậy là đời sau có kiểu trang điểm hình hoa mai giữa mi tâm. Dần dà không chỉ có màu hoa mai, Huadian còn phát triển sang nhiều sắc khác nhau như đỏ, xanh lá (nhưng thường nhất vẫn là màu đỏ kiêu sa và sang trọng); hình dạng: cánh hoa, chim, cá; trên đa dạng chất liệu như màu sơn, giấy, lá vàng bạc, cánh hoa, xương cá, vỏ sò, lông chim, cánh chuồn chuồn.

bí quyết làm đẹp 2
Thời nhà Đường, Huadian vẽ trên hai má, thường có dạng chấm tròn giống như lúm đồng tiền, cách môi khoảng 01 cm. Ảnh: Poster phim Võ Tắc Thiên Truyền Kỳ

Nhắc đến màu sắc, thời phong kiến cổ đại rất thận trọng trong việc phân chia và sử dụng màu sắc theo giai cấp địa vị. Như luật lệ nhà Chu quy định triều đình dùng màu vàng, người trong hoàng gia sử dụng màu đỏ hoặc đen và dân thường không được dùng sắc tươi sáng. Vì lẽ đó, sơn móng tay màu đỏ sẽ là đặc quyền của nữ nhân hoàng tộc và gia đình quyền quý. Nói về sơn móng tay, ào giai đoạn này, loại nước sơn móng tay đầu tiên xuất hiện được làm từ hỗn hơn kẹo cao su Ả Rập (gum Arabic), gelatin, sáp ong và trứng.

bí quyết làm đẹp 17
Thời cổ đại có sự phân chia màu sắc tuỳ theo cấp bậc địa vị và phụ nữ hoàng gia được sử dụng màu vàng, đỏ và đen

Người Trung Hoa cổ đại cũng rất chăm chút mái tóc bởi vì “cái răng cái tóc là gốc con người”. Bí quyết để có được mái tóc đen huyền và dài mượt, phụ nữ thường nhuộm tóc bằng màu nhuộm Henna (xuất xứ từ Ấn Độ) và gội đầu bằng nước bồ kết đun.

Định kiến xưa và vẻ đẹp hiện nay

Thời cổ đại phong kiến không có tạp chí thời trang, không có biểu tượng làm đẹp, beauty blogger… thì định nghĩa về cái đẹp gom trọn lại, có thể nói vừa phức tạp vừa đơn giản: Cái đẹp là những điều hoàng đế yêu thích. Bên cạnh đó, cái đẹp của thời cổ đại cũng có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế. Phụ nữ cổ đại Trung Quốc có địa vị xã hội thấp (hơn đàn ông). Và vì chế độ “nam nhân tam thê tứ thiếp”, phụ nữ cần và buộc chăm chút sắc đẹp để có thể nổi bật hơn so với người phụ nữ (vợ) khác.

bí quyết làm đẹp mỹ nhân cung đình 1
Ảnh: Phim Diên Hi Công Lược

Tất nhiên, thời xưa có chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ rất khác ngày nay. Trong bối cảnh hiện đại, phụ nữ và đàn ông là bình đẳng, không chia cao thấp sang hèn. Phụ nữ hiện đại sẽ làm đẹp vì bản thân, là cách để yêu thương bản thân hơn và tôn trọng những người xung quanh.