Người dân cảnh tỉnh trước những dự án ma và day dứt về một vỉa hè xanh trong Lời cảnh báo và Câu chuyện cuộc sống  

Lời cảnh báo và Câu chuyện cuộc sống số ra tuần này đề cập đến hai vấn đề âm ỉ và tồn tại lâu năm trong xã hội: Nạn lấn chiếm lòng lề đường và thủ đoạn lừa đảo thông qua các dự án ma.

 

Đất nền, dự án giá rẻ luôn là ‘món ngon’ của các đối tượng nhằm dụ dỗ người dân sa bẫy. Vì cả tin vào việc ‘giá rẻ hời lớn’, nhiều người không tiếc xuống tiền để mua các dự án

Mới đây nhất là địa ốc Alibaba khiến cơ quan chức năng phải vào cuộc. Trước đó, 6/2019 cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra quân cưỡng chế 58 trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp…

Tuy nhiên sau cưỡng chế, đặc biệt là công ty địa ốc Alibaba, các nhân viên của công ty đã hô hào đập phá, gây rối loạn cho cơ quan chức năng.

Theo ông Trần Văn Ơn – Chủ tịch UBND –xã Châu Pha – thị xã Phú Mỹ – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: “Trong thời gian vừa qua, tình hình quản lí thiếu chặt chẽ, nên chúng ta phải khắc phục lại những cái tồn tại, những sai phạm của chủ sở hữu”.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Văn Danh – Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Phú Mỹ – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã chỉ đạo UBND thị xã, các ngành xử lí. Với người dân, chúng tôi cũng ra sức khuyên không nên mua bán, sang nhượng, xây dựng trên những mạnh đất này”.

Sự việc của công ty Alibaba như một ngòi nổ đối với các dự án ma diễn ra trong những năm gần đây. Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, sự việc này diễn ra nhiều những năm gần đây làm bất ổn dư luận. Thủ đoạn của các đối tượng còn tinh vi hơn như việc xây dựng các khu tiện ích, trụ điện, vỉa hè… khiến khách hàng tin tưởng nhưng thực tế là đất nông nghiệp, đất rừng… khiến các khách hàng đối mặt với nguy cơ mất trắng…

Để chỉ ra nguyên nhân, Luật sư Nguyễn Thế Truyền cho biết: “Vấn để của chúng ta hiện nay là thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc thanh kiểm tra giám sát thường xuyên để tránh những việc xảy ra như thế này. Nếu cơ quan chức năng kịp thời kiểm tra và phát hiện những sai phạm, buộc chủ đầu tư phải xử lí sửa chữa ngay thì đã không xảy ra tình trạng này”. 

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thế Hiệp –Phó chủ tịch thường trực CLB BĐS Hà Nội chia sẻ: “Trách nhiệm này không thể thuộc hoàn toàn về doanh nghiệp mà người dân cũng phải có trách nhiệm nữa. Các cơ quan chức năng vào cuộc cụ thể từng vấn đề, từng khu chung cư một, sai đâu sửa đó”.

Để tránh tình trạng này, các nhà đầu tư cần trang bị cho mình một số kiến thức cần thiết. Theo các chuyên gia có hai vấn đề cần quan tâm: Điều kiện phát lý và điều kiện kinh doanh của chủ đầu tư…

Bên cạnh đó Câu chuyện cuộc sống tuần này khiến người xem đáng suy ngẫm về tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Sau một năm chiến dịch ra quân của cơ quan chức năng tại TP.HCM thì tình trạng lấn chiếm vẻ hè này còn kéo dài. Cách đây một năm, một vị lãnh đạo Quận 1 đã ra sức đưa quận dọn sạch vỉa hè mang lại niềm hi vọng cho người dân. Tuy nhiên, khi chiến dịch này một hạ nhiệt thì tình trạng xâm lấn vỉa hè lại ồ ạt trở lại, khiến người đi bộ phải duy chuyển xuống đường, gây nguy hiểm và cản trở giao thông.

Theo chia sẻ của những người buôn bán hàng rong tại các Quận thuộc địa bàn TP.HCM, nếu chính quyền không cho buôn bán tại các vẻ hè, họ sẽ đẩy hàng rong bán dạo chứ nhất quyết không đổi nghề. Lý giải về nguyên nhân này, một số người bán hàng rong cho biết vì phía sau lưng họ còn có cả một gia đình, con cái đang đi học.

Phân tích rõ hơn về vụ việc này, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên – Hội quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam nhận định: “Vỉa hè không chỉ là không gian cho người đi bộ mà nó còn trở thành nơi mưu sinh của người nghèo. Rõ ràng áp lực mưu sinh của người nghèo đang mạnh hơn câu chuyện khác”.

Việc lấn chiếm vẻ hè không chỉ gây rối loạn trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Một bộ phận nước ta xem đó là đặc trưng nhưng với du khách đó là sự xô bồ. Tình trạng người đi bộ tràng xuống làn đường dành cho xe máy, phương tiện khác gây không ít tai nạn trong thời gian qua.

Chúng ta buộc phải chấp nhận đặt nó vào một chương trình ngắn hạn và dài hạn. Các cơ quan chức năng hãy đánh giá đúng tình hình, căn cứ vào trình độ phát triển của người dân ở TP.HCM hiện nay. Chúng ta không nên áp dụng công thức mẫu bên ngoài” – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên – Hội quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam nói thêm.

Việc thiết lập lại trật tự vỉa hè là có khả năng, nhưng nó cần nhất quán, diệt trừ tận gốc vấn đề. Không thể cứng nhắc, máy móc, kiên trì, bền vững là phương châm chính sau này.

Đón xem các số tiếp theo của Câu chuyện cuộc sống và Lời cảnh báo phát sóng vào 19h50 thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh THVL1, trong đó “Lời cảnh báo” phát sóng thứ 2 và thứ 4, “Câu chuyện cuộc sống” phát sóng thứ 3, thứ 5 và thứ 6.