Đừng để bị ung thư da mới dùng kem chống nắng

Nguồn nắng ấm từ mặt trời hẳn luôn làm bạn cảm thấy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng. Thế nhưng, chúng cũng đem lại những tác hại nhất định. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra các nếp nhăn và các đốm đồi mồi trên khuôn mặt. Một người phụ nữ ở độ tuổi 40 nếu biết cách bảo vệ làn da của mình khỏi ánh mặt trời sẽ hoàn toàn có thể sở hữu được làn da của một quý cô 30 đấy!

Hẳn bạn vẫn thường nghĩ rằng có một làn da sáng bóng chứng tỏ có sức khỏe tốt, nhưng nếu màu da rám nắng do ánh sáng mặt trời hoặc phương pháp nhuộm thì thực sự chỉ làm gia tăng quá trình lão hóa và nguy cơ phát triển ung thư da.

Ánh nắng mặt trời gây ra hầu hết các thay đổi da mà chúng ta nghĩ là một phần bình thường của sự lão hóa. Qua thời gian, tia cực tím của mặt trời (UV) gây tổn thương các sợi elastin trong da. Khi những sợi này bị phá vỡ, da bắt đầu chùng, căng ra, và mất khả năng đàn hồi. Da cũng dễ bị thâm tím và ứ nước hơn khiến thời gian chữa lành cũng bị kéo dài ra. Vì vậy, tuy tác động của ánh nắng mặt trời lên da chưa được thể hiện rõ nét ở tuổi thanh xuân, nhưng những tác hại của nó sẽ được thấy rõ về sau này.

Ánh nắng mặt trời thay đổi làn da như thế nào?

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn da của bạn sẽ gặp những vấn đề sau :

  • Tổn thương da tiền ung thư (dày sừng quang hóa) và ung thư (ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố) do sự giảm chức năng miễn dịch của da;
  • Các khối u lành tính;
  • Nếp nhăn;
  • Tàn nhang;
  • Các khu vực trên da bị đổi màu, hay còn gọi là đốm sắc tố;
  • Da ngả vàng;
  • Giãn mao mạch: sự giãn nở của các mạch máu nhỏ dưới da;
  • Bệnh về độ đàn hồi của da, các mô đàn hồi và collagen bị phá hủy (gây ra các nếp nhăn và da chảy xệ).

Ung thư da bao gồm những triệu chứng nào?

Các dấu hiệu cảnh báo thường gặp nhất của ung thư da là sự thay đổi trên da, thường là một nốt ruồi mới hoặc tổn thương da hay nốt ruồi hiện có bỗng biến đổi.

Ung thư biểu mô tế bào đáy có thể xuất hiện như một vết sưng nhỏ mịn trên mặt, tai, cổ, hoặc có một vết tổn thương dẹt màu hồng, đỏ, nâu trên thân, cánh tay và chân.

Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện như là một nốt đỏ sần hoặc vảy dẹt thô chảy máu và ngứa. Tuy ung thư tế bào vảy và tế bào đáy chủ yếu xảy ra trên những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng cũng không loại trừ trường hợp chúng xuất hiện ở các vùng khác trên da.

Ung thư tế bào sắc tố thường có dấu hiệu là một mảng da bị sẫm màu hoặc sưng lên nhưng cũng có thể có màu đỏ hoặc màu trắng. Thường thì sẽ giống như nốt ruồi với hình dạng khác biệt nhưng vẫn có trường hợp giống như nốt ruồi bình thường.

Khi tìm kiếm khối u ác tính, bạn chú ý những đặc điểm dưới đây:

  • Không đối xứng: hình dạng của một nửa không giống với phần còn lại;
  • Gờ: bị cộm lên hoặc bị mờ;
  • Màu sắc: màu không đồng đều, gồm màu nâu, đen, nâu, đỏ, trắng, xanh;
  • Đường kính: có sự thay đổi đáng kể về kích thước (lớn hơn 6mm) và mặc dù đó chỉ là nốt ruồi bắt đầu to hơn bình thường thì nên được đưa đến bác sĩ da liễu. Nhiều khối u ác tính được chẩn đoán ở đường kính nhỏ hơn nhiều.
  • Sự tiến triển: bất cứ sự xuất hiện của nốt ruồi mới hay sự thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của nốt ruồi cũ. 

Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa ung thư da?

Không gì có thể ngăn chặn hoàn toàn tác hại của ánh nắng mặt trời, mặc dù da có thể tự chữa lành, nhất là nếu được phủ lớp chống nắng. Vì vậy, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu bảo vệ da bạn khỏi ánh mặt trời. Hơn nữa, làn da của bạn sẽ thay đổi theo tuổi tác. Ví dụ, bạn đổ mồ hôi ít hơn và da cần nhiều thời gian hơn để phục hồi, nhưng bạn có thể làm chậm những thay đổi này bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn chọn kem chống nắng phù hợp để làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa ung thư da:

  • Dùng kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên (để chống UVB) và oxit kẽm (để chống UVA) 20 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và mỗi 2 giờ sau đó, hoặc dùng nhiều hơn nếu bạn đang đổ mồ hôi hoặc bơi lội;
  • Chọn quần áo, mỹ phẩm, và kính áp tròng giúp chống UV;
  • Mang kính mát chống tia cực tím và một chiếc mũ rộng vành để che mặt và cổ;
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp càng nhiều càng tốt trong lúc bức xạ tia cực tím cao điểm (từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều);
  • Tự kiểm tra da thường xuyên (ít nhất là hàng tháng) để làm quen với sự các nốt có sẵn và nhận thấy bất kỳ thay đổi hoặc các nốt mới;
  • 80% lượng ánh nắng mặt trời chúng ta tiếp xúc là tuổi 18. Hãy là một hình mẫu tốt cho con và hình thành thói quen ngăn ngừa ung thư da cho con bạn.